Thứ Ba, 5 tháng 5, 2020

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP


HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP



 

 
Hệ thống chống sét thường được chia làm 3 phần chính :
I Kim thu sét (ESE tia tiên đạo )
 II Hệ thống dẫn sét ( cáp đồng thoát sét )
  III Hệ thống tiếp địa ( triệt tiêu dòng sét )
1 Kim thu sét hiện đại
- Công nghệ tia tiên đạo hay còn gọi theo các khác là “phát xạ sớm”. Thực chất là một dòng điện được phóng ra không khí từ thân của kim thu sét. Với một thời gian ngắn vào một thời điểm thích hợp, với điện thế biên độ, tần số nhất định. Với tính năng tia tiên đạo sẽ chủ động phóng ra dẫn sét trước khi có một tia sét đánh xuống.
Kim thu sét tia tiên đạo hiện nay được áp dụng rộng rãi trong trong việc phòng chống sét. Dùng cho nhà dân, nhà xưởng, cảng biển, tháp truyền hình cho đến các công trình cao trọc trời… Với đặc tính phát xạ sớm thì thực sự có hiệu quả




- Cách lắp đặt kim thu sét : có vô số loại kim thu sét có hình dạng cũng như kiểu dáng kiểu mẫu khác nhau, tuy nhiên cách lắp đặt cũng vô cùng đơn giản thường được sử dụng 2 phương pháp chính là sử dụng khớp nối cách điện hoặc gia công trực tiếp vào trụ đỡ.

Phương pháp sử dụng khớp nối PE


Đầu tiên ta cần phải đo đạt khoan lỗ trên đầu trụ đỡ, sao cho bu lông của khớp nối cách điện PE có thể siết được phần trụ đỡ sau khi đưa lọt khớp nối vào trong trụ, sau đó phần ren của khớp nối ta chỉ cần siết chặt vào kim thu sét.

( có thể đảo chiều khớp nối để đa dạng hóa công dụng của nó )phần còn lại ta có thể kết nối ren vào trụ D60, D49 or D42 tùy vào kích thước phù hợp, Thường thì chúng ta nên chọn ống D60 để đáp ứng được độ chắc chắn và thẩm mỹ nhất có thể.

phương pháp hàn kết nối trực tiếp kim thu sét vào trụ đỡ
 Có 1 số loại kim thu sét có ren sẵn thì ta chỉ cần gia công trụ đỡ cùng với ren kim để có thể kết nối chúng với nhau. và 1 số loại kim khác không có ren ta có thể hàn trực tiếp kim thu sét vào trụ đỡ nhưng cần đảm bảo độ chắc chắn và thẩm mỹ cho hệ thống.



2 Hệ thống dẫn sét ( cáp đồng thoát sét )

Dùng để dẫn dòng sét ( điện tích ) từ các đầu kim thu đến hệ thống tiếp đất. Thường được sử dụng bằng cáp đồng bọc nhựa Cadivi hoặc cáp đồngtrần, tiết diện của dây dẫn được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế từ 50mm2 đến 70mm2, phụ thuộc vào chiều dài để chọn lựa phù hợp ( từ 50m trở lên nên chọn cáp thoát sét 70mm2 để đảm bảo cho việc thoát sét tốt nhất )





- Cách kết nối và đi dây thoát sét : dây thoát sét được kết nối từ đầu kim thu sét dẫn xuống dưới và liên kết vào hộp kiểm tra điện trở cũng như với cáp từ bãi tiếp địa dẫn lên. Có thể luồn bên trong trụ đỡ kim thu và đi dây xuống bên trong hộp Gain ( gen điện, nước ), trong thang máy, những nơi có thể đưa dây xuống, tùy theo kết cấu của mỗi công trình mà bạn lựa chọn cách đi cho phù hợp và thẩm mỹ

chú ý : cáp thoát sét không được uốn cong đột ngột, đi theo hướng thẳng tới bãi tiếp địa, bán kính cong tối thiểu  > 20cm.

3 Hệ thống tiếp địa ( triệt tiêu dòng sét )

Như chúng ta đã biết thì công tác thi công tiếp địa là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng khi thi công hệ thống chống sét đảm bảo an toàn cho nhà ở, công trình,… chính vì vậy,  thi công tiếp địa cần phải đặt yếu tố an toàn, chuyên nghiệp lên trên hàng đầu để có một hệ thống chống sét hiệu quả và bền vững nhất

Hệ thống tiếp địa là một bộ phận không thể tách rời của bất kỳ hệ thống chống sét nào, đảm bảo cho việc dẫn các dòng điện ( điện tích ) của sét từ các kim thu sét và các thiết bị bảo vệ    ( trong hệ chống sét lan truyền ) xuống dưới đất tiếp địa và từ đó tiêu tán năng lượng của các xung này. Chính bởi vai trò quan trọng của hệ thống này mà nếu việc thi công không tốt, làm điện trở quá cao thì có thể khi sét đánh sẽ làm dòng sét lan truyền vào mạng điện, các loại dây dẫn trong hệ thống điện, từ đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Theo tiêu chuẩn ( TCXD 46:2007 ) thì điện trở đất < 10 Ohm thì đạt, có thể hoạt động và đưa vào hệ thống.

Cơ bản khi thi công phần tiếp địa sẽ có 2 phương pháp chính là đóng cọc và khoan giếng tiếp địa ( bản vẽ minh họa và tham khảo ở phần dưới )

Phương pháp đóng cọc tiếp địa : Ban đầu chúng ta đào rãnh rộng 30 – 50cm và có độ sâu cách mặt đất 40 – 80cm tùy vào địa hình có thể thi công được, chiều dài rãnh phụ thuộc vào số cọc tiếp địa được đóng nhiều hay ít theo bản thiết kế hoặc tính toán theo địa chất của từng khu vực, rồi sau đó đóng các cọc tiếp địa xuống cách mặt đất, sử dụng loại dây tiếp địa đồng trần 50mm2 hoặc 70mm2 để kết nối các cọc tiếp địa có kích thước D16-2,4m với nhau bằng ốc siết cáp, hoặc bằng mối hàn hóa nhiệt. Khoảng cách tốt nhất giữa các cọc tiếp địa thường là lớn hơn 3 mét. Sau đó sẽ đổ hóa chất tiếp địa Gem vào các hố, rãnh tiếp địa để làm giảm điện trở của đất rồi tiến hành lấp đất hoàn trả mặt bằng thi công như ban đầu.





Phương pháp khoan giếng tiếp địa : Do mặt bằng không có nhiều diện tích thay vì đào rãnh, đóng cọc thì chúng ta có thể sử dụng phương pháp khoan giếng để thả dây cáp và cọc tiếp địa xuống, độ sâu của giếng tiếp địa được tính theo từng khu vực có thể từ 20m đến 40m chạm tới được mạch nước ngầm, một số khu vực phải cần khoan 2 đến 3 giếng liên kết với nhau mới có thể đạt tiêu chuẩn, kết nối cọc và cáp bằng ốc siết hoặc hàn hóa nhiệt.


Một điều lưu ý khi thi công tiếp địa đó là trong một vài trường hợp khi điện trở của bãi tiếp địa cao hơn so với tiêu chuẩn mặc. Để có thể làm giảm trở kháng ta cần đóng thêm cọc và sử dụng thêm loại bột hóa chất làm giảm trở.

 

Hệ Thống Chống Sét


Hệ thống chống sét


 

Link website :  https://sieuthichongset.net/

    

 




HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP

HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP ...