- Theo thống kê, 70% hư hỏng do sét gây ra đều từ sét lan truyền theo đường cấp nguồn và trên đường tín hiệu. Do đó để hạn chế thiệt hai do sét gây ra bên cạnh hệ thống chống sét trực tiếp chúng ta cần có thêm hệ thống chống sét lan truyền để bảo vệ các thiết bị điện tử, viễn thông, cũng như các thiết bị an toàn của bệnh viện, nhà cao tầng, xưởng thiết bị, gia đình, cơ quan và các công trình xây dựng...,
- Chúng ta đều biết phần lớn các dây dẫn điện nguồn cao thế và các dây điện thoại cố định, mạng internet, đều đi ở cao trên không (không đi ngầm dưới đất) nên dễ dàng hứng chịu các hệ quả do dòng sét đánh thẳng từ trên xuống. Những dây dẫn này có thể đi từ xa phía bên ngoài vào công trình như dây điện một pha hoặc ba pha, điện thoại cố định, cáp dẫn tín hiệu âm thanh, hình ảnh của anten, thu phát….Khi một điểm trên những đường dây dẫn này (ở xa ngoài vùng bảo vệ của hệ thống chống sét trực tiếp) bị hút phải dòng sét quá lớn, cường độ xung sét và điện thế cùng các tác động của nó sẽ lan truyền theo đường dây vào công trình và có thể gây các hậu quả như: cháy bảng điện, hỏng máy phát điện, làm chập mạch gây cháy nổ hoặc làm hư hỏng các thiết bị máy móc về điện, điện tử, máy vi tính, thiết bị cảm ứng, thiết bị thông minh, thiết bị mạng internet, camera quan sát đang sử dụng với dòng điện áp thấp.
- Do vậy từ những hậu quả nghiêm trọng do sét lan truyền gây ra cho chúng ta càng hiểu rõ tầm quan trọng của một hệ thống chống sét lan truyền đối với các công trình hiện nay.
Thiết bị chống sét lan truyền, sốc điện SPD - Surge protection device
SPD - Surge protection device hay TVSS - Transient voltage surge suppressor là thiết bị có khả năng giới hạn điện áp tăng đột ngột và chuyển hướng dòng điện do sét tạo ra dẫn xuống hệ thống nối đất nhằm bảo vệ các thiết bị nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của dòng điện.
SPD có trở kháng cao được kết nối song song với các thiết bị điện tử. Khi điện áp của hệ thống tăng đột biến, trở kháng của thiết bị SPD sẽ giảm xuống để dòng điện tăng đột biến được dẫn qua SPD xuống đất mà không đi vào các thiết bị nhạy cảm.
Phân loại thiết bị SPD trong hệ thống chống sét lan truyền
Dựa vào khả năng giải phóng dòng điện được được tạo ra do tia sét người ta chia thành các loại sau:
SPD loại 1: SPD loại 1 còn gọi là thiết bị cắt sét sơ cấp có khả năng giải phóng dòng điện do tia sét gây ra rất nhanh. Do đó SPD loại 1 thường được sử dụng tại các vị trí có nguy cơ sét đánh trực tiếp cao hay các nhà xưởng có sử dụng hệ thống chống sét đánh thẳng bằng cột thu lôiSPD loại 2: SPD loại 2 (thiết bị cắt sét thứ cấp) dùng để bảo vệ các thiết bị điện hoạt động với điện áp thấp. Nó được lắp đặt tại ngõ vào của hệ thống điện hạ áp, trong tủ phân phối chính hoặc gần các thiết bị điện nhạy cảm mà công trình không lắp hệ thống chống sét có cột thu lôi.
SPD loại 3: Những SPD loại 3 này có khả năng giải phóng điện rất thấp. Do đó, chúng thường được sử dụng phía sau SPD loại 2 hoặc trong vùng lân cận có tải nhạy cảm (bảo vệ lặp lại).
Chống sét lan truyền theo đường cấp nguồn :
Thiết bị cắt sét
- Thiết bị cắt sét được lắp đặt song song với hệ thống thiết bị cần bảo vệ.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn ngành chống sét nói riêng và ngành điện nói chung.
-
Sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, cho phép chịu được cường độ
dòng sét lớn, thời gian tác động nhanh, điện áp dư (điện áp thông qua)
thấp, làm việc liên tục trên lưới, không bị cô lập ra khỏi mạng
khi xuất hiện quá áp tạm thời như công nghệ MOV truyền thống.
- Có khả năng cắt dòng xung sét cao
- Có khả năng cắt đa xung.
-
Có khả năng phân biệt xung sét và quá áp của điện lưới theo nguyên tắc
tần số, thích hợp với mạng điện khu vực Đông Nam Á có chất
lượng ổn định điện áp kém do khả năng phân biệt được quá áp bất
thường trên đường dây và quá áp do xung sét.
- Hệ thống đèn LED cảnh báo, tiếp điểm phụ (remote contact) cho phép theo dõi, giám sát tình trạng làm việc của thiết bị.
- Điều kiện lắp đặt, vận hành đơn giản hơn.
- Có kích thước gọn nhỏ gọn và vỏ bằng kim loại bọc kín an toàn cho người và các thiết bị.
Thiết bị cắt lọc sét
- Được lắp đặt nối tiếp với hệ thống thiết bị cần bảo vệ.
- Thiết bị được chế tạo gồm 3 tầng bảo vệ: Căt sét + Lọc sét + Cắt sét
Tầng cắt sét sơ cấp: triệt tiêu năng lượng xung sét xuống đất và trung
tính qua mạch pha-trung tính (L-N) và mạch trung tính-đất (N-E)
Tầng lọc: sử dụng mạch lọc thông thấp L-C để lọc sét, lọc xung nhiễu ảnh hưởng lên đường dây cấp nguồn
Tầng cắt sét thứ cấp: bảo vệ thứ cấp mạch pha-trung tính (L-N) để lọc
nốt các xung điện áp còn lại sau khi qua 02 lớp bảo vệ đầu tiên nhằm
cung cấp nguồn điện ngõ ra an toàn cho tải
- Điện áp dư thấp
- Có tất cả các ưu điểm của thiết bị cắt sét.
-
Lọc và làm suy giảm nhiễu, đảm bảo triệt hoàn toàn các xung đột biến.
Làm giảm tốc độ biến thiên điện áp (dv/dt) và tốc độ biến thiên dòng
điện (di/dt) của dòng sét.
Chống sét lan truyền trên đường tín hiệu
- Bảo vệ an toàn cho thiết bị mạng máy tính
- Bảo vệ Tổng đài & Thiết bị viễn thông
- Bảo vệ lan truyền cho đường cáp đồng trục
Việc lựa chọn số lượng cũng như chủng loại thiết bị SPD sử dụng trong hệ thống chống sét lan truyền phụ thuộc vào:
- Cường độ dòng điện do tia sét tạo ra
- Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị cần bảo vệ
- Tầm quan trọng của thiết bị, công trình
Ảnh Thiết Bị Chống Sét Lan Truyền
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét